BONATAKI

Dưỡng tâm ngủ ngon |
Giấc ngủ sâu - Giảm lo âu căng thẳng



Tư vấn chuyên gia
024.626.00678

NGỦ LÂU không bằng SÂU GIẤC

BUỔI TỐI

Ngủ đủ - sâu giấc, ngủ lại ngay sau khi thức giấc trong đêm.

BAN NGÀY

Tỉnh táo, sảng khoái, không mất tập trung, không ảnh hưởng trí nhớ.

LIỆU TRÌNH SỬ DỤNG

Không gây nghiện khi dùng lâu dài, không hại thần kinh.

1000+ nhà thuốc
phân phối toàn quốc

Hãy xem ngay danh sách điểm bán để tìm được quầy thuốc gần bạn nhất.

Kiến thức bệnh học

Xem thêm »

Đối tượng sử dụng BONATAKI

  • Dùng cho người bị mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị, ngủ không ngon giấc.
  • Người cao tuổi hay bị hay bị rối loạn giấc ngủ, tỉnh dậy lúc nửa đêm.
  • Người căng thẳng thần kinh, lo âu hồi hộp, suy nhược thần kinh

Công dụng BONATAKI

  • Dưỡng tâm giúp tạo giấc ngủ sâu, ngủ ngon giấc
  • Giúp giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị, căng thẳng lo âu.

Câu hỏi thường gặp

Chào bác sĩ, từ lúc tôi sinh bé đến giờ được 10 tháng chưa đêm nào tôi ngủ ngon giấc cả. Nằm mãi không ngủ được, lượng sữa cũng giảm… Xem trả lời
Tôi đã mất ngủ rất nhiều năm rồi, rất mệt mỏi và toàn thân đau nhức. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc ngủ và các loại thảo dược nhưng… Xem trả lời
Chào chuyên gia, tôi bị mất ngủ từ nhiều năm nay, đi khám bác sĩ có kê đơn cho một số loại thuốc chống trầm cảm, tôi uống thuốc được… Xem trả lời

Góc chia sẻ

Hé lộ điều ít ai biết về bệnh mất ngủ

Bạn có biết, bệnh mất ngủ có thể gây tử vong, di truyền từ đời này sang đời khác … Hãy cùng duongtaman.com khám phá những bí mật ít ai ngờ tới về chứng mất ngủ nhé!

1. Có thể tử vong do mất ngủ

Fatal Familial Insomnia (FFI) là chứng bệnh mất ngủ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Dạng bệnh mất ngủ này xảy ra do lỗi gen. Căn bệnh này khiến cho người bệnh mất ngủ thường xuyên, có thể kéo dài hàng tháng. 



Điều đáng lưu ý là FFI có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Thực tế cho thấy, FFI đã xuất hiện từ cách đây khoảng 250 năm và những trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc phải và chết vì căn bệnh này đều mang gen di truyền bị lỗi.

Đây cũng là dạng bệnh còn nhiều bí ẩn mà giới khoa học đang nghiên cứu làm rõ.

2. Nguy cơ lạm dụng rượu sẽ nhiều hơn nếu bệnh mất ngủ mạn tính không được điều trị

Những người mất ngủ có thói quen lấy rượu giải khuây và mong giấc ngủ đến nhanh hơn. Tình trạng này làm làm gia tăng bệnh nghiện rượu. 

Nghiên cứu khoa học cho thấy, những người mất ngủ mạn tính có thói quen dùng rượu cao gấp 2 lần so với những người không mất ngủ. Và khi tình trạng mất ngủ lâu ngày không được điều trị sẽ làm cho người bệnh lệ thuộc vào rượu và phát sinh tính nghiện rượu.

3. Phụ nữ dễ mắc chứng mất ngủ hơn nam giới

Theo Qũy Nghiên cứu giấc ngủ quốc gia Mỹ (NSF), do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone trong cơ thể mà phụ nữ có tỷ lệ mất ngủ cao gấp 2 lần so với đàn ông. 

Thay đổi hormone ở những giai đoạn như khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mãn kinh, bên cạnh việc mất ngủ, khó ngủ, phụ nữ còn gặp phải nhiều thay đổi khác về tâm sinh lý như trầm cảm, hay nóng giận, ngáy khi ngủ …

4. Dù không có tác dụng thực sự nhưng thuốc an thần gây ngủ vẫn được sử dụng phổ biến

Mặc dù thuốc ngủ không có tác dụng như mong muốn, thậm chí còn để lại nhiều tác dụng phụ gây hại sức khỏe nhưng thực tế cho thấy, số lượng người dùng thuốc ngủ đang có chiều hướng tăng. Nghiên cứu của NSF cho biết, trung bình cứ 4 người Mỹ thì có 1 người dùng thuốc ngủ.

5. Mất ngủ có thể do di truyền

Nghiên cứu của các chuyên gia người Mỹ ở gần 1000 người trưởng thành cho thấy, chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ đều mang tính di truyền. 35% người trong số này mắc chứng mất ngủ liên quan đến tiền sử gia đình. Ngoài ra, con cái sinh ra từ gia đình có bố mẹ mắc bệnh mất ngủ dễ mắc bệnh mất ngủ cao gấp 2 lần so với những đứa trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc bệnh mất ngủ. Ngoài ra, những đứa trẻ này còn dễ mắc các loại bệnh khác như trầm cảm, lạm dụng chất kích thích…

6. Động vật cũng có thể mất ngủ

Các chuyên gia ĐH Y khoa Washington- Mỹ (WUSM) phát hiện, không chỉ có con người mắc bệnh mất ngủ mà động vật, côn trùng cũng mắc bệnh mất ngủ. Ví dụ, loài ruồi giấm, chó cũng có thể mất ngủ tới hàng tuần. Bằng chứng, loài ruồi giấm, mỗi ngày có thể ngủ tới 10 giờ, nhưng cũng có con bị mắc bệnh nên chỉ ngủ khoảng 1 tiếng hay loài chó cũng mắc bệnh tương tự. Do mất ngủ nên những con chó béo phì lại càng ít ngủ.
Chi tiết

6 cây thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

Điều trị bệnh mất ngủ bằng thảo dược là một trong những biện pháp đối phó với chứng rối loạn giấc ngủ vừa rất hiệu quả lại an toàn, tiết kiệm và ít tác dụng phụ. Hãy cùng duongtaman.com tìm hiểu 6 cây thuốc nam và những bài thuốc kết hợp để điều trị tận gốc bệnh mất ngủ.

1.  Củ bình vôi

Củ bình vôi, còn gọi là củ một, củ gà ấp… Cây củ bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá. Củ bình vôi thường mọc ở những vùng núi đá tại các tỉnh  Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Lạng Sơn… Củ bình vôi là một vị thuốc an thần, giúp ngủ sâu và ngon.



Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu và được sử dụng từ kháng chiến chống Pháp để làm thuốc điều trị mất ngủ, chống đau tim cho bộ đội. Năm 1961 các nhà khoa học Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu về củ bình vôi ở nước ta và công nhận tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp ở cây thuốc này.

Bài thuốc chữa mất ngủ: Ngày dùng 3 – 6 gram  sắc với 500ml nước uống trong ngày.

2.  Cây hạt muồng (Thảo quyết minh)

Thảo quyết minh là thứ cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa rất nhiều loại bệnh trong đó có mất ngủ.
Theo Đông y cổ truyền, thảo quyết minh có vị ngọt đắng, tính hơi lạnh. Thảo quyết minh có công dụng bổ thận, mát gan, an thần, sáng mắt, nhuận tràng, nhức đầu, mất ngủ, đại tiện táo bón…



Bài thuốc chữa mất ngủ: Sao cháy 12g hạt thảo quyết minh, hãm uống hàng ngày, hoặc hạt thảo quyết minh sao cháy 12g,  táo nhân sao đen (hắc táo nhân) 10g, dưới dạng hãm, uống hằng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ.

3. Lạc tiên

Cây lạc tiên còn mang tên gọi là cây đèn lồng, cây hồng tiên. Cây lạc tiên là cây mọc ở những vùng đất hoang dại, nằm ven đường ở những vùng quê, vùng đồng bằng.



Trong Đông y, cây lạc tiên có công dụng an thần, điều trị suy nhược thần kinh, chữa bệnh mất ngủ, thanh nhiệt, giải độc, điều trị bệnh ngoài da.

Bài thuốc từ lạc tiên chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Lạc tiên 8-16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vông, lá Dâu, tâm Sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ.


4.Táo nhân:

Táo nhân hay toan táo nhân là nhân hạt của quả táo chua đã chín già phơi khô. Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi.



Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ táo nhân: 

- Trị mất ngủ: Bột Táo nhân 6g, hòa uống trước khi đi ngủ, trị 20 ca, kết quả tốt  (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
- Trị huyết hư, tâm thần không yên, hồi hộp, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đầu choáng, hoa mắt: Táo nhân (sao) 20g, Tri mẫu, Phục linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Toan Táo Nhân Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

5. Tâm sen (liên tâm):

Tim sen (hay còn gọi là liên tâm, tâm sen) vốn được sử dụng trong dân gian để chế biến các loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon. Theo Đông y, tâm sen có tác dụng hạ hỏa, trấn kinh, an thần, hỗ trợ giấc ngủ.



Bài thuốc chữa mất ngủ: Tâm sen 3g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

6. Đinh lăng

Trong y học cổ truyền cây Đinh Lăng được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo” vì trong  cây Đinh Lăng chất dinh dưỡng bằng 1/3 nhân sâm Hàn Quốc trị được nhiều bệnh và rất bổ cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh cây Đinh Lăng chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.



Rễ Đinh lăng vị ngọt có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng tuyến sữa, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu sưng, tăng lực, tăng sức khỏe dẻo dai, hồi phục cơ thể sau suy kiệt, ăn ngủ tốt.

Bài thuốc chữa mất ngủ từ đinh lăng: Rễ Đinh lăng làm sạch tẩm nước gừng, sấy khô, sau đó tẩm mật sao, thường dùng sao vàng tán bột hoặc ngâm rượu uống bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ hay quên, người mỏi mệt, không thích hoạt động.
Liều dùng: Ngày 8 đến 12 gam rễ khô

Bên cạnh việc tìm kiếm và ứng dụng trực tiếp các bài thuốc từ những cây thuốc nam trên, để đảm bảo an toàn và tiện lợi hơn bạn có thể tìm đến những sản phẩm dưỡng tâm ngủ ngon với thành phần 100% từ thiên nhiên để điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. 




Bonataki là sản phẩm hội tụ độc đáo với chiết xuất từ cao của nhiều loại thảo dược quý như bình vôi, lạc tiên, tang diệp, táo nhân, thảo quyết minh, vông nem, liên tâm, cam thảo, đinh lăng ... có công dụng dưỡng tâm giúp tạo giấc ngủ sâu; giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị, căng thẳng lo âu.

Bonataki được bào chế dưới dạng viên nén, rất thuận tiện khi sử dụng. Đặc biệt, Bonataki không gây hại lên hệ thần kinh trung ương, thay thế được thuốc ngủ Diazepam.

Đối tượng sử dụng:

- Dùng cho người bị mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị, ngủ không ngon giấc.
- Người cao tuổi hay bị hay bị rối loạn giấc ngủ, tỉnh dậy lúc nửa đêm.
- Người căng thẳng thần kinh, lo âu hồi hộp, suy nhược thần kinh

Cách dùng:

Uống 1 -2 viên trước khi đi ngủ


BONATAKI - GIẤC NGỦ SÂU GIẢM LO ÂU CĂNG THẲNG 
Chi tiết

Để điều trị thành công bệnh mất ngủ, cần lưu ý những gì ?

Khi gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ, nhất là mất ngủ lâu ngày, tâm lý đa phần của người bệnh đều nôn nóng hoặc lo lắng quá mức khiến cho tình trạng mất ngủ nặng thêm. Vậy cần lưu ý những gì để chữa tận gốc bệnh mất ngủ ?

1. Nguyên nhân bệnh mất ngủ theo Đông y

Theo Y học cổ truyền, có rất nhiều gây ra bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hòa, tinh khí hư tổn. Khí huyết hư, không nuôi dưỡng được tâm; Lo lắng quá độ ảnh hưởng đến tâm tỳ; Sợ hãi, lo lắng thái quá khiến tâm đởm khí hư, thần hồn không yên gây mất ngủ; Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa khiến tâm thận bất giao; Ăn uống không điều độ dẫn đến mất ngủ.



Như vậy để chữa khỏi bệnh mất ngủ hoàn toàn cần phải tìm ra nguyên nhân, điều trị bệnh tận gốc. Đó là giảm tổn thương 3 phủ tạng: Can, Tỳ, Thận

- Tạng Can có chức năng "tàng huyết", ban đêm huyết dồn về can đầy đủ thì mới dễ ngủ được.

- Tạng Tỳ có chức năng là sản sinh và quản lý huyết. Nếu Tỳ hư, khí huyết lưu thông kém sẽ dẫn đến khó ngủ

- Tạng Thận sinh tủy, tủy sinh huyết. Khi chức năng Thận suy kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến "'tàng huyết" ở Can. Thận suy không chủ âm, thủy được dẫn đến dương khí thượng xung nên khó ngủ.


2. Nguyên tắc điều trị triệt để mất ngủ: Kiên trì, kiên trì và kiên trì

Đa phần những người bị khó ngủ, mất ngủ mãn tính mong muốn nhanh chóng tìm được loại thuốc giúp họ có thể ngủ ngon ngay lập tức. Vì vậy, giải pháp đầu tiên họ tìm đến là dùng các lọai thuốc an thần gây ngủ. Trên thực tế, thuốc an thần gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe do ảnh hưởng của tác dụng phụ. 



Điều trị mất ngủ bằng các bài thuốc y học cổ truyền dân tộc dược luôn được khuyến khích sử dụng vì không những giải quyết được từ gốc nguyên nhân gây ra bệnh mà còn lành tính, không hại cho sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên do đặc điểm của cây thuốc Nam, cần phải có một thời gian nhất định mới phát huy tác dụng nên khi điều trị mất ngủ người bệnh cần kiên trì và tin tưởng vào sản phẩm. 

Người bệnh không tránh tâm lý nôn nóng, chán nản, nghi ngại khi dùng sẽ khiến bệnh mất ngủ càng nghiêm trọng thêm. 

Với người đang mắc những bệnh tật khác ảnh hưởng đến giấc ngủ như: tim mạch, hô hấp, xương khớp, hen suyễn, bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh ... cần tích cực vừa uống thuốc điều trị bệnh vừa kết hợp uống thảo dược để nâng cao thể trạng và điều trị tận gốc mất ngủ.

3. Sản phẩm điều trị mất ngủ hiệu quả

Người bệnh muốn tìm lại giấc ngủ sâu cần giải quyết đồng bộ cả nguyên nhân, triệu chứng cũng như nâng cao thể trạng bản thân. Để điều trị tận gốc chứng mất ngủ cần phải giảm tổn thương ở các tạng tâm, tỳ, can, thận do stress và các nguyên nhân khác gây ra. Khai uất, bình can, hành khí, giải quyết triệu chứng: dưỡng tâm, an thần, giảm stress, nâng cao thể trạng.




Dưỡng tâm ngủ ngon Bonataki là sản phẩm được chiết xuất từ 100% thảo dược quý với các thành phần:

- Cao Bình vôi: giúp an thần, gây ngủ, tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp

- Cao Lạc tiên: thanh tâm, an thần, dưỡng can

- Cao Tang diệp: quy kinh vào kinh phế, can, thận giúp phát tán phong nhiệt, lương huyết, nhuận phế

- Cao Bá tử nhân: quy kinh vào tâm, can, tỳ. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng, bổ âm

- Cao Táo nhân: dưỡng tâm, an thần, bổ âm

- Cao Thảo quyết minh: thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt- Cao Vông nem: an thần, gây ngủ, hạ nhiệt

- Cao Liên tâm: thanh tâm khử nhiệt

- Cao Cam thảo: ích khí, giải độc, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm

- Cao Đinh lăng: bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch 

Dưỡng tâm ngủ ngon Bonataki thích hợp cho người bị mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị, ngủ không ngon giấc; Người cao tuổi hay bị hay bị rối loạn giấc ngủ, tỉnh dậy lúc nửa đêm; Người căng thẳng thần kinh, lo âu hồi hộp, suy nhược thần kinh.
Chi tiết

Món ăn bài thuốc từ hạt sen giúp dưỡng tâm an thần

Không ngẫu nhiên mà mà mọi người thường sử dụng hạt sen để nấu cháo, nấu chè… bởi theo Đông y, hạt sen có vị ngọt chát, tính bình; vào kinh tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tỳ, chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm an thần, sáp trường.

Một số công dụng của hạt sen:

Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: hạt sen 16g, hoàng liên 6g, đảng sâm 12g. Sắc uống. Dùng trị chứng tỳ hư tiết tả, lỵ lâu ngày không khỏi.

Ích thận, cố tinh: hạt sen, ba kích, bổ cốt chỉ, sơn thù, long cốt, phụ tử, phục bồn tử. Các vị liều lượng bằng nhau. Nghiền chung thành bột mịn, dùng hồ nếp làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, vào lúc đói, chiêu với nước muối loãng. Dùng trị chứng thận hư, di tinh, băng lậu, đới hạ…

Trị di tinh, hoạt tinh: mẫu lệ 12g, long cốt 12g, kim anh tử 12g, sa tật lê 12g, liên tu 12g, khiếm thực 12g, hạt sen 12g. Làm thành viên hoàn hoặc sắc uống.

Trị lỵ, cấm khẩu, ăn uống không trôi: hạt sen 16g, hoàng liên 6g, đảng sâm 12g. Sắc uống.

Trị chứng hư lao tâm phiền không ngủ được, tim đập hồi hộp, đầu váng, mắt hoa: toan táo nhân12g, hạt sen 12g, viễn chí 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, trần bì 6g. Sắc uống.




Dưới đây là 11 món ăn từ hạt sen có tác dụng như bài thuốc an thần:

– Dưỡng tâm an thần: toan táo nhân 12g, hạt sen 12g, viễn chí 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, trần bì 6g. Sắc uống. Trị chứng hư lao tâm phiền không ngủ được, tim đập hồi hộp, đầu váng, mắt hoa…

– Chè hạt sen: hạt sen, gạo cho mỗi thứ 200 gr; phục linh 100 gr. Xay thành bột mịn, đường vừa đủ, thêm nước vào nấu chè.

– Chè hạt sen – long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát. Nấu chè để ăn. Tác dụng: bổ huyết dưỡng tâm an thần, làm nhu nhuận da.

– Liên nhục, bách hợp mạch đông thang: liên nhục 15gr, bách hợp 30gr, mạch môn đông 12gr sắc uống. Tác dụng: tư âm dưỡng tâm an thần.

– Đại táo ngân nhĩ liên nhục thang: đại táo 100gr, ngân nhĩ 50 gr, liên nhục 100gr rửa sạch cho vào nồi, cho nước vào đun chín, thêm đường vừa đủ.

– Bài thuốc dưỡng tâm, an thần: táo nhân 12g, hạt sen 12g, viễn chí 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, trần bì 6g. Sắc uống. Trị chứng hư lao tâm phiền không ngủ được, tim đập hồi hộp, đầu váng, mắt hoa…

– Canh hạt sen đại táo: củ sen 2 cái, hạt sen 100 gr, đại táo 200 gr, đường tinh thể. Rửa ngó sen gọt vỏ và thái hạt lựu, cho vào nồi cùng hạt sen (ngâm trong nước cho mềm) và đại táo, thêm đường vừa đủ đun sôi một giờ rưỡi.

– Hạt sen hầm long nhãn táo tàu: hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, táo tàu 5 – 6 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Cho hạt sen, long nhãn, táo tàu vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.

– Cháo hạt sen: hạt sen 30g, gạo tẻ 150g. Nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, tiêu lỏng dài ngày.

– Nước sen – dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.

– Hạt sen bách hợp hầm thịt: Hạt sen 30gr, bách hợp 30gr, thịt lợn nạc 200gr, gia vị vừa đủ. Lấy hạt sen ngâm nước nóng, đến khi nở bỏ vỏ ngoài, bỏ tâm, bách hợp rửa sạch. Thịt lợn rửa sạch, ngâm trong nồi nước để ráo nước huyết, lấy ra rửa sạch thái miếng mỏng. Cho tất cả vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa rồi hầm cho đến khi thịt chín nhừ cho gia vị, hành, gừng vào.




Lưu ý phải kiêng Kiêng kỵ: Hạt sen tính bình không độc, không có cấm kỵ đặc biệt nhưng các trường hợp đầy bụng, không tiêu, táo bón nên hạn chế.
Chi tiết

Ngủ ngon giấc giúp bạn đẹp và hạnh phúc hơn

Thế nào là giấc ngủ đẹp và hạnh phúc? Theo các chuyên gia bệnh viện Cleveland Clinic (CC) của Mỹ, giấc ngủ chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và tuổi thọ là , riêng phụ nữ giấc ngủ còn giúp cải thiện vẻ đẹp, giảm nếp nhăn da và nhiều tác dụng vô hình khác.



Tại sao nói ngủ ngon giấc giúp bạn đẹp và hạnh phúc? Mọi người hãy xem 6 lời khuyên bổ ích bởi nghiên cứu dưới đây:

Nên nằm ngửa khi ngủ: Ta cũng có thể dễ thấy rằng nếu ta ngủ với tư thế úp mặt vào gối hoặc tư thế ép làm da nhăn nheo so với việc nằm ngửa. Thời gian trong ngày là làm cho da bị chùng, bị xệ, bị nhăn vì phải cúi nhiều hoặc ở những tư thế bất lợi vì vậy khi về đêm nên nằm ngửa để giúp da thư giãn, nhất là da mặt.

Xoa kem dưỡng trước khi đi ngủ: Nếu có điều kiện, trước khi đi ngủ nên xoa một chút kem nhất là các loại kem có tác dụng làm giảm trứng cá, vết nám và vết nhăn. Riêng nhóm phụ nữ có làn da thô, khô và dầy thì dùng loại kem tăng ẩm hoặc tư vấn chuyên môn để sử dụng những loại kem cho phù hợp. 



Không hút thuốc lá: Trong thuốc là có chất nicotin vì thế nó ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương, làm cho cơ thể khó ngủ. Bên cạnh đó, thuốc lá còn có chứa tới hàng trăm hóa chất gây độc hại cho cơ thể, thủ phạm làm cho da chóng già, chóng bị lão hóa.

Ngậm miệng khi ngủ:  đặc biệt là ngủ ngậm miệng sẽ giúp giữ cho cơ thể không bị viêm nhiễm do không khí vào ra làm khô miệng, không bị ngạt mũi, không bị hỏng men răng và gây tổn thương răng lợi, vòm họng. Trường hợp bị ngạt mũi viêm họng thì nên dùng thuốc nhỏ mũi, tư vấn bác sĩ để khi ngủ không phải thở bằng miệng thay mũi.

Giảm ăn:  Theo nghiên cứu, phần lớn những người ngủ kém là nhóm béo phì, dư thừa trọng lượng và do thiếu ngủ nên gây háu ăn, ăn nhiều, đặc biệt là những món giàu calo và carbohydrate. Ngoài ra, cơ thể của nhóm người này lại có lượng hormone háu ăn có tên là ghrelin rất cao nên nghiện ăn trong khi đó khả năng đốt mỡ của cơ thể lại giảm mạnh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe chung và có giấc ngủ tốt thì nên duy trì khẩu phần ăn hợp lý, cân bằng và đủ chất để giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Riêng các bữa tối nên ăn ít hơn để giấc ngủ nồng hơn.

Không nên bỏ qua giấc ngủ trưa:  Giấc ngủ tranh thủ ban ngày, đặc biệt là trưa được xem là vô cùng quan trọng, nó giúp phục hồi sức khỏe cho não, giảm mệt mỏi và hạn chế những cơn thức giấc vào ban đêm. Giấc ngủ trưa tốt nhất là dưới 30 phút, nếu ngủ quá dài cũng không tốt và tạo ra những thói quen bất lợi, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Giảm stress: Để duy trì giấc ngủ chất lượng, mọi người cần duy trì cuộc sống thanh thản, không stress. Ngược lại nếu tâm trạng quá căng thẳng, lo âu thì giấc ngủ sẽ chập chờn và giấc ngủ càng kém thì stress lại càng cao, gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, đặc biệt là làm cho da xấu, tóc rụng và dễ bị chùng da.


Mặc dù thái độ sống tích cực là chìa khóa để có được hạnh phúc nhưng một số thay đổi nhỏ cũng có có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn khi bắt đầu một ngày mới. Hãy lưu ý các vấn đề trên để có được một giấc ngủ ngon, sẽ khiến bạn đẹp và hạnh phúc hơn.
Chi tiết

Vì sao bệnh mất ngủ ngày càng trẻ hóa ?

Bệnh khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc không còn là căn bệnh quấy nhiễu người cao tuổi, mà ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi với những lý do liên quan đến nghề nghiệp, sinh họat và lối sống hiện đại. Cộng thêm áp lực, căng thẳng quá mức trong công việc, học tập, lạm dụng rượu bia, chất kích thích…là những nguyên nhân chính khiến mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ ngày càng gia tăng.



Vậy các nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh mất ngủ ngày càng trẻ hóa và Giải pháp của nó ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu

Thứ nhất: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh mất ngủ ngày càng trẻ hóa
- Lạm dụng thời gian ngủ để làm việc cho bản thân.
- Ỷ lại vào sức khỏe đang thời kỳ sung mãn
- Áp lực trong học tập và công việc
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích

Người trẻ thiếu ngủ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh, thường lo âu, nghi ngờ, chuyện bé xé ra to, vui buồn lẫn lộn khiến người thân, bạn bè cũng bị vạ lây. Không những gây mệt mỏi về thể chất, tinh thần, mất ngủ còn khiến não bộ bị tổn hại nghiêm trọng. Người trẻ bị mất ngủ thường hay quên, mất tập trung, giải quyết vấn đề chậm chạp.




Thứ hai: Giải pháp cho bệnh mất ngủ ngày càng trẻ hóa
Theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe thì hãy tuân thủ theo các nguyên tắc bên dưới để có được giấc ngủ ngon.
- Tạo giờ ngủ đúng giấc; không ngủ nướng vào các ngày cuối tuần;
- Tránh sử dụng các thực phẩm đóng hộp, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia và thức uống có ga;
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên;
- Sắp xếp thời gian học tập, làm việc hợp lý để không phải thức khuya;

Hãy lưu ý cho rằng:ngủ là việc quan trọng nhất ai cũng phải thực hiện hàng ngày để tái tạo năng lượng cho hôm sau. Ngủ đủ giấc có thể giúp ngăn cản nhiều chứng bệnh và các vấn đề sức khỏe. Nếu không, con người sẽ trở nên tiều tụy và cáu gắt.
Chi tiết

Cách chữa bệnh mất ngủ do căng thẳng thần kinh

Áp lực cuộc sống, công việc đã khiến rất nhiều người bị rối loạn giấc ngủ.  Tình trạng mất ngủ do căng thẳng nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng và cũng là yếu tố có nguy cơ gây trầm cảm nặng.



1. Mất ngủ - Stress: Cặp đôi bài trùng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, stress là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ XXI,  khi 70% bệnh lý là do ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng, lo âu. Stress kéo dài cộng với nhiều bệnh mất ngủ sẽ biến một người dù khỏe mạnh, vui vẻ trở nên cáu gắt, nóng nảy, suy yếu cả về thể chất và tinh thần.

Theo các bác sỹ chuyên khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều yếu tố dẫn đến mất ngủ và stress, trong đó áp lực công việc (dù đó là công việc yêu thích) chiếm tỷ lệ khá lớn. Stress tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm giải phóng các chất nội tiết như adrenalin, cortisol … để cơ thể huy động khả năng thích ứng. Tác động này nếu kéo dài sẽ dẫn đến ức chế làm cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp. Căng thẳng về tâm lý làm tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể, dẫn đến tiêu thụ rất nhiều oxy và năng lượng khiến gốc tự do ở người bị mất ngủ và stress luôn ở tình trạng báo động.

Theo đó, chất độc do stress sản sinh ra là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch và tình trạng mất ngủ. Đồng thời, mất ngủ lại tác động ngược trở lại khiến cho tình trạng căng thẳng ngày một nặng thêm. Vòng xoáy bệnh lý này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.

2. Giải pháp chữa mất ngủ do căng thẳng, stress

Để khắc phục tình trạng mất ngủ do căng thẳng thần kinh, các bạn cần lưu ý: 

- Sắp xếp công việc khoa học, bố trí thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức

- Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin trong bữa ăn. Bồi bổ cơ thể thông qua những món ăn có tác dụng dưỡng tâm an thần, hỗ trợ giấc ngủ hoặc sản phẩm chiết xuất từ các loại thảo dược quý giúp ngủ ngon, giảm lo âu căng thẳng như sản phẩm Dưỡng tâm ngủ ngon Bonataki.

- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Nên duy trì tập luyện một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bản thân.

- Tránh thức quá khuya. Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm

- Giữ phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ

- Tránh tự ý mua dùng các loại thuốc an thần gây ngủ khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Chúc các bạn ngủ ngon và có một sức khỏe thật tốt !
Chi tiết